Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)
Trực quan hoá dữ liệu (Data Visualization) là gì và tại sao bạn nên tìm hiểu về chúng càng sớm càng tốt? Bởi đây là công cụ giúp trình bày thông tin và phân tích dữ liệu một cách trực quan giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động hàng ngày và đưa ra quyết định. Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về một trong những kỹ năng quan trọng trong thời đại hiện nay, cũng như lời khuyên về công cụ trực quan hoá dữ liệu nên học trong năm 2024.
Data Visualization (Trực quan hoá dữ liệu) quá trình biểu diễn thông tin dưới dạng đồ họa để giúp người sử dụng dễ dàng hiểu và phân tích dữ liệu một cách trực quan. Trực quan hóa dữ liệu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố trong dữ liệu thông qua việc sử dụng biểu đồ, đồ thị, bản đồ và các hình ảnh minh họa. Điều này giúp chúng ta nhận ra các mẫu số, xu hướng và thông tin quan trọng từ dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong khi những phương pháp trình bày báo cáo truyền thông không hiệu quả với số lượng dữ liệu khổng lồ, các kỹ thuật trực quan hoá dữ liệu đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng nhìn ra được tổng quan vấn đề, nắm bắt insight về hoạt động trong công ty và insight của khách hàng từ đó có nhiều thời gian hơn để đề ra những chiến lược kịp thời, nhất là trong bối cạnh kinh doanh cạnh tranh và dựa nhiều vào thông tin như hiện nay.
Con người có khả năng nhận biết thông tin hình ảnh nhanh hơn và hiệu quả hơn so với thông tin văn bản. Trong môi trường làm việc ngày nay, trực quan hóa dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quyết định kinh doanh và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
Dưới đây là một số lợi ích của việc trực quan hóa dữ liệu cho công việc của bạn
Trực quan hoá dữ liệu có thể được chia làm 2 loại: Báo cáo (Report) và Bảng điều khiển (Dashboard)
Báo cáo là một tập hợp chi tiết hơn các bảng, biểu đồ và đồ thị, được sử dụng để phân tích chi tiết, đầy đủ hơn nhiều trong khi bảng điều khiển được sử dụng để theo dõi những gì đang diễn ra. Các phần tạo nên bảng điều khiển và báo cáo là tương tự nhau, nhưng chúng khác nhau ở chỗ bảng điều khiển trả lời nhanh chóng một câu hỏi trong một chế độ xem duy nhất, còn báo cáo có thể cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về toàn bộ thông tin được trình bày trên bảng điều khiển.
Theo báo cáo của TrustRadius, PowerBI và Tableau lần lượt là 2 công cụ hàng đầu tính theo phần trăm thị phần trên thị trường hiện nay. Điều này phản ánh đây cũng là 2 công cụ trực quan hoá dữ liệu phổ biến mà nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm
Tableau là công cụ business intelligence giúp trực quan hóa dữ liệu, xây dựng báo cáo tương tác với tính linh hoạt cao. Power BI là công cụ phân tích dữ liệu kinh doanh bởi Microsoft, giúp xử lý dữ liệu và đưa ra insight từ dữ liệu. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai công cụ phổ biến này:
Ngoài hai công cụ phổ biến trên còn rất nhiều công cụ trực quan hoá dữ liệu khác như Google Data Studio, Qlik, … tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, lời khuyên khi bắt đầu học một công cụ trực quan hoá dữ liệu mới đó là bắt đầu bằng việc học một công cụ phổ biến và có xác suất cao được sử dụng nhất. Khi thành thạo một công cụ nhất định, việc chuyển đổi giữa các công cụ cũng không mất nhiều thời gian.
Khoá học Phân tích dữ liệu tại CoderSchool hiện tại đang dạy về hai công cụ trực quan hoá phổ biến này.
>> Tìm hiểu thêm về khoá học TẠI ĐÂY
Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí
Chương trình đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp