Biểu đồ cột là gì? Phân loại và cách dùng

Tặng 45 phút tư vấn lộ trình ngành Tech cùng chuyên gia

Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)

Cám ơn bạn đã tin tưởng CoderSchool, các tư vấn viên sẽ liên lạc với bạn trong 24 giờ tới nên bạn nhớ chú ý điện thoại nhé.
Không thể gửi thông tin. Xin vui lòng kiểm tra và gửi lại.
coderschool-backgroud

Những bạn làm phân tích dữ liệu (data analyst) cần trực quan hóa dữ liệu chắc không còn xa lạ gì với biểu đồ cột. Đây là một công cụ cơ bản giúp bạn truyền đạt thông tin hiệu quả và kể chuyện hấp dẫn dưới dạng hình ảnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá biểu đồ cột là gì, phân loại và cách dùng.

Biểu đồ cột là gì?

Biểu đồ cột (bar graph hay bar chart) là một loại biểu đồ thống kê được sử dụng để biểu diễn dữ liệu thông qua các cột dọc hoặc cột ngang. Mỗi cột thường biểu thị một giá trị hoặc một nhóm giá trị và chiều cao hoặc chiều dài của cột thể hiện độ lớn của giá trị đó. Biểu đồ cột thường được sử dụng để so sánh các giá trị hoặc nhóm giá trị khác nhau.

Phân loại biểu đồ cột:

1. Biểu đồ cột đơn (Single bars):

Simple Bar Graph - Know Uses and Definition of Simple Bar Chart here.
Nguồn: Testbook

Biểu đồ cột đơn là dạng phổ biến nhất trong các loại biểu đồ cột, biểu thị dữ liệu bằng các cột dọc (được gọi là biểu đồ cột dọc) hoặc thanh ngang (được gọi là biểu đồ cột ngang) với chiều cao hoặc chiều dài tương ứng với độ lớn của giá trị đó. Được dùng nhằm trình bày giá trị của một biến trong các nhóm hoặc danh mục khác nhau. Biểu đồ cột đơn thường được dùng để so sánh giữa các giá trị riêng lẻ, và thể hiện sự thay đổi của một biến theo thời gian hoặc danh mục khác nhau.

2. Biểu đồ cột ghép (Clustered bars):

Clustered Column Chart | Charts | ChartExpo
Nguồn: ChartExpo

Biểu đồ cột ghép cũng là một dạng biểu đồ thông dụng, được dùng nhằm trình bày giá trị của hai biến trở lên trong các nhóm hoặc danh mục khác nhau. Ngoài việc so sánh giữa các giá trị riêng lẻ, và thể hiện sự thay đổi của một biến theo thời gian hoặc danh mục khác nhau, biểu đồ cột ghép còn dùng để so sánh giữa các biến với nhau trong cùng một danh mục.

3. Biểu đồ cột chồng (Stacked bars):

Understanding Stacked Bar Charts: The Worst Or The Best? — Smashing Magazine
Nguồn: Smashing Magazine

Biểu đồ cột chồng là một loại biểu đồ cho phép bạn so sánh tổng giá trị của mỗi danh mục trong khi hiển thị các thành phần con bên trong mỗi cột. Tuy nhiên, việc so sánh các thành phần con giữa các danh mục không căn chỉnh trên cùng một đường cơ sở có thể khó khăn.

4. Biểu đồ cột chồng 100% (100% Stacked bars):

100% Stacked Bar Chart | Visualization in Power BI - PBI Visuals
Nguồn: PBI Visuals

Là biến thể của biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột chồng 100% hiển thị phần trăm tương đối thay vì giá trị tuyệt đối. Loại biểu đồ này cung cấp hai đường cơ sở nhất định để so sánh và đặc biệt hữu ích khi trực quan hóa dữ liệu từ các cuộc khảo sát.

Nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng biểu đồ cột

Để sử dụng biểu đồ cột một cách hiệu quả, bạn cần nắm những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Chú ý khoảng trống giữa các cột, không sát quá cũng không thưa quá. Xem xét điều chỉnh độ rộng để biểu đồ trở nên cân đối và dễ nhìn
  • Sắp xếp thứ tự cột hoặc hàng theo trật tự logic phù hợp
  • Đánh dấu rõ ràng bằng cách đặt nhãn tên danh mục trong các cột khi có thể, hoặc xem xét chú giải thêm.
  • Đặt các nhãn dữ liệu một cách có chiến lược để tránh quá tải thông tin, giữ lại chi tiết trong khi giảm trọng lượng trực quan.
  • Giữ gốc 0 để đảm bảo biểu thị kết quả chính xác.

Biểu đồ cột cực kỳ hữu ích và thường xuyên được sử dụng khi phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp truyền tải thông tin đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về các loại biểu đồ cột khác nhau và cách dùng, để có thể tạo ra được những biểu đồ phù hợp và đẹp mắt nhất nhé.

Kiểm tra độ phù hợp với ngànhKiểm tra độ phù hợp với ngành

Bạn còn thắc mắc về chương trình học?

Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí

Get a full refund within 7 days if you’re not happy with the course. If you don’t get a job within 6 months of completion, you’ll receive a full refund.

Đăng ký