Phân biệt Data Analyst và Business Analyst - Đâu là điểm khác biệt chính?

Tặng 45 phút tư vấn lộ trình ngành Tech cùng chuyên gia

Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)

Cám ơn bạn đã tin tưởng CoderSchool, các tư vấn viên sẽ liên lạc với bạn trong 24 giờ tới nên bạn nhớ chú ý điện thoại nhé.
Không thể gửi thông tin. Xin vui lòng kiểm tra và gửi lại.
coderschool-backgroud

Không ít người đặt câu hỏi “Data Analyst và Business Analyst khác nhau như thế nào?” Tuy cùng là “Analyst” nhưng hai vị trí này có khá nhiều điểm khác biệt. Bài viết này sẽ giải thích điểm khác biệt chính giữa Data Analyst và Business Analyst, vai trò và kỹ năng cần thiết cho từng vị trí.

Khác biệt chính giữa Data Analyst và Business Analyst:

Khác biệt chính giữa Data Analyst và Business Analyst nằm ở vai trò của họ. Data Analyst có trách nhiệm phân tích các bộ dữ liệu phức tạp để xác định mẫu và xu hướng của dữ liệu, trong khi Business Analyst tập trung vào việc hiểu nhu cầu kinh doanh và cung cấp các đề xuất chiến lược cho công ty bằng cách sử dụng dữ liệu.

So sánh vai trò và trách nhiệm của Data Analyst và Business Analyst:

Vai trò của Data Analyst:

Data Analyst làm việc với các bộ dữ liệu lớn để xác định mẫu và xu hướng, rút ra insight giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh. Họ sử dụng các công cụ thống kê, kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình như SQL và Python để thu thập, làm sạch, chuyển đổi và phân tích dữ liệu.

Nhiệm vụ phổ biến của một Data Analyst bao gồm:

  • Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau
  • Làm sạch và tổ chức bộ dữ liệu lớn
  • Thao tác dữ liệu cho Phân tích Dữ liệu Khám phá (EDA)
  • Thực hiện phân tích thống kê và khai thác dữ liệu
  • Tạo các biểu đồ trực quan hoá và báo cáo để trình bày kết quả
  • Xác định các mẫu và xu hướng trong các bộ dữ liệu

>> Làm test: "Bạn có phù hợp với Phân tích dữ liệu?" TẠI ĐÂY

Vai trò của Business Analyst:

Business Analyst là những người hiểu biết về các mục tiêu kinh doanh, thu thập yêu cầu và cung cấp các đề xuất chiến lược để cải thiện quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ sử dụng kỹ năng phân tích để giải thích dữ liệu và cung cấp thông tin chi phối quyết định.

Nhiệm vụ phổ biến của một Business Analyst bao gồm:

  • Xác định và định nghĩa nhu cầu kinh doanh
  • Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu
  • Đánh giá quy trình hiện tại và xác định các lĩnh vực cần cải thiện
  • Phát triển giải pháp cho các vấn đề kinh doanh
  • Tạo báo cáo và trực quan hoá dữ liệu để truyền đạt thông tin

Sự tương đồng giữa Data Analyst và  Business Analyst

Mặc dù trọng tâm chính có thể khác nhau, nhưng có một sự trùng lặp trong một số kỹ năng mà cả hai vai trò đều cần.

Cả Data Analyst và Business Analyst đều cần có kỹ năng phân tích mạnh mẽ, thành thạo SQL và các ngôn ngữ lập trình khác, có khả năng giải thích dữ liệu và cung cấp thông tin.

Ngoài ra, cả hai vai trò cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xuất sắc vì họ cần phải truyền đạt những phát hiện của mình cho các bên liên quan có thể không có nền tảng về phân tích dữ liệu. Họ cũng cần có khả năng làm việc với các bên liên quan (stakeholder) và hợp tác một cách hiệu quả.

>> Thành thạo kỹ năng và tư duy Phân tích dữ liệu cùng CoderSchool TẠI ĐÂY

Các kỹ năng chính của Data Analyst và Business Analyst

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về các vai trò và trách nhiệm của từng vị trí, hãy xem qua một số kỹ năng chính cần thiết cho cả Data Analyst và Business Analyst, cũng như một số nguồn tài nguyên để giúp bạn bắt đầu:

Các kỹ năng chính Data Analyst :

Do Data Analyst thường có tính kỹ thuật cao hơn, một số kỹ năng chính của họ sẽ liên quan đến các công cụ phân tích dữ liệu hoặc phần mềm trực quan hóa.

  • Thành thạo trong SQL để truy vấn cơ sở dữ liệu
  • Python hoặc các ngôn ngữ lập trình khác để làm sạch dữ liệu
  • Khai thác dữ liệu và phân tích thống kê
  • Trực quan hóa dữ liệu và báo cáo bằng cách sử dụng các công cụ Business Intelligence
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các kỹ năng chính Business Analyst:

  • Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ
  • Truy vấn SQL từ cơ sở dữ liệu của công ty
  • Khả năng diễn giải dữ liệu và cung cấp insight
  • Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng cải tiến quy trình và quản lý dự án
  • Hiểu biết về doanh nghiệp và nhận thức về các xu hướng trong ngành

So sánh mức lương của Data Analyst và Business Analyst

Tiếp theo, hãy xem xét một câu hỏi thường được đặt: một Data Analyst hoặc một Business Analyst kiếm được bao nhiêu tiền?

Theo Glassdoor, mức lương trung bình của một Data Analyst tại Hoa Kỳ là khoảng 82.000$ mỗi năm, trong khi mức lương trung bình của một Business Analyst là khoảng 93.000$ mỗi năm.

Tuy nhiên, những con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ kinh nghiệm, ngành nghề và địa điểm. Data Analyst và Business Analyst có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao hơn có thể kiếm được mức lương cao hơn.

Data Analyst mới vào nghề kiếm mức lương trung bình khoảng 57.880$ mỗi năm, trong khi Business Analyst mới vào nghề kiếm khoảng 74.000$ mỗi năm.

Về chức danh, Data Analyst thường có hệ thống dựa trên cấp độ ( Data Analyst I,  Data Analyst II, và cứ tiếp tục như vậy) hoặc một hệ thống Junior/Senior. Business Analyst thì thường chỉ giữ nguyên tên chức danh công việc của họ.


Lựa chọn con đường nghề nghiệp nào phù hợp với bạn?

Trước khi quyết định lựa chọn con đường nghề nghiệp nào phù hợp với bạn, bạn nên cố gắng tìm hiểu về những điểm mạnh của bản thân để xem con đường nào phù hợp với bạn hơn.

Nếu bạn thích làm việc với các bộ dữ liệu lớn, có tư duy phân tích mạnh mẽ và quan tâm đến việc xác định các mẫu và xu hướng, thì trở thành một Data Analyst có thể là sự lựa chọn đúng đắn cho bạn.

Ngược lại, nếu bạn cảm thấy mình hứng thú với việc tìm hiểu nhu cầu kinh doanh thông qua việc quản lý các bên liên quan trong kinh doanh và cung cấp các đề xuất chiến lược, thì Business Analyst có thể phù hợp hơn.

>> Làm test: "Bạn có phù hợp với Phân tích dữ liệu?" TẠI ĐÂY

Bạn có thể đang tự hỏi bây giờ làm thế nào để bắt đầu?

Dưới đây là một số bước hành động bạn có thể thực hiện để bắt đầu sự nghiệp trong cả hai lĩnh vực này:


1. Phát triển kỹ năng làm sạch dữ liệu của bạn, đặc biệt là với Python

2. Học các ngôn ngữ lập trình như SQL, Python

3. Có kinh nghiệm trong việc trực quan hóa dữ liệu, cứ lấy dataset trên mạng về và thực hành

4. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình, cái này quan trọng lắm

5. Thi và lấy vài chứng chỉ về Data uy tín trong ngành

6. Xây dựng Network với các anh chị Senior, chuyên gia trong ngành và học hỏi từ họ

Kết luận

Hai vai trò của Data Analyst và Business Analyst có mối liên hệ chặt chẽ nhưng lại có những sự khác biệt đáng kể. Dưới đây là bản tóm tắt về những gì chúng tôi đã bàn luận:

Data Analyst sử dữ liệu sử dụng kỹ năng technical (kỹ thuật) để phân tích dữ liệu và rút ra những thông tin quan trọng.

Business Analyst tập trung vào việc hiểu nhu cầu kinh doanh và đưa ra các đề xuất chiến lược.

Để bắt đầu sự nghiệp trong bất kỳ vai trò nào, bạn cần phát triển cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm thực tế và trang bị chứng chỉ để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Và cho dù bạn đang muốn trở thành Data Analyst hay Business Analyst thì đều có thể tham khảo lộ trình nghề nghiệp của CoderSchool, cũng như khóa học Data Analyst TẠI ĐÂY

Kiểm tra độ phù hợp với ngànhKiểm tra độ phù hợp với ngành

Bạn còn thắc mắc về chương trình học?

Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí

Get a full refund within 7 days if you’re not happy with the course. If you don’t get a job within 6 months of completion, you’ll receive a full refund.

Đăng ký