Dữ liệu là gì? Vai trò, phân loại và cách lưu trữ dữ liệu

Tặng 45 phút tư vấn lộ trình ngành Tech cùng chuyên gia

Chỉ còn 7 suất cuối trong tháng này, hỗ trợ tư vấn ngoài giờ hành chính (Trị giá 500,000 VND)

Cám ơn bạn đã tin tưởng CoderSchool, các tư vấn viên sẽ liên lạc với bạn trong 24 giờ tới nên bạn nhớ chú ý điện thoại nhé.
Không thể gửi thông tin. Xin vui lòng kiểm tra và gửi lại.
coderschool-backgroud

Dữ liệu là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong thời đại số hóa. Vậy dữ liệu là gì? Cùng CoderSchool tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nếu như trước đây, dữ liệu thường được hiểu là thông tin. Thì ngày nay, với tầm quan trọng của dữ liệu được phát hiện và được chú trọng. Thì dữ liệu được tách biệt, được phân tích, nghiên cứu rất nhiều. Kéo theo các ngành nghề liên quan tới dữ liệu cũng vô cùng phát triển. 

Giải đáp dữ liệu data là gì

1. Dữ liệu là gì?

Dữ liệu là tổ hợp các thông tin bao gồm chữ, số, hình ảnh, video, âm thanh… Từ định nghĩa này, có thể giải đáp thêm dữ liệu số là gì? Đó là một loại dữ liệu chỉ biểu diễn và lưu trữ dưới dạng các con số hay ký hiệu số học. Ví dụ như số nguyên, số thập phân, số thực, hoặc các biểu đồ số, bảng số, hoặc chuỗi số. 

Khi dữ liệu ở quy mô rất lớn, nó được gọi là Big Data. Big Data là tập hợp các dữ liệu có tính phong phú và biến động nhanh. Big Data không nằm trong sự quản lý của bất kỳ công cụ quản lý dữ liệu truyền thống nào. Big Data được ứng dụng nhiều nhất trong ngành ngân hàng, y tế, thương mại, marketing,… Vì nó giúp doanh nghiệp, tổ chức giải thích nguyên nhân một sự việc và dự đoán tương lai liên quan tới dữ liệu. 

Dữ liệu có thể là chữ, số, hình ảnh, video, âm thanh

2. Tầm quan trọng của dữ liệu

Dữ liệu có tầm quan trọng rất lớn đối với mọi cá nhân, tổ chức trong thời đại số hóa bùng nổ, cụ thể dữ liệu có vai trò: 

  • Cung cấp thông tin cơ bản để các tổ chức có căn cứ đưa ra các quyết định thông minh và phù hợp nhất. 
  • Phát hiện xu hướng, mô hình và mối quan hệ ẩn sau dữ liệu. Chúng giúp dự đoán sự thay đổi hoặc biến đổi trong tương lai, từ dự báo thời tiết đến xu hướng tiêu dùng.
  • Dự báo dịch bệnh, quản lý tài nguyên tự nhiên, theo dõi biến đổi khí hậu… 
  • Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, sử dụng tài nguyên của các doanh nghiệp sản xuất.
  • Phân tích dữ liệu về trải nghiệm của khách hàng, thị trường, và xu hướng giúp các công ty phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tăng năng lực cạnh tranh. 
  • Dữ liệu từ các thí nghiệm, quan sát, mô phỏng giúp các nhà nghiên cứu đưa ra những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực y tế, khoa học…
  • Dữ liệu góp phần vào sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, tạo ra các ứng dụng và giải pháp mới trong các lĩnh vực như ô tô tự lái, chăm sóc sức khỏe…
Dữ liệu có tầm quan trọng rất lớn

3. Các dạng của dữ liệu là gì?

Dữ liệu bao gồm có cấu trúc và không có cấu trúc, với những đặc điểm riêng sau đây:

Dữ liệu có cấu trúc

Structured data hay còn được gọi là dữ liệu định lượng là nhóm dữ liệu lưu trữ và truyền đạt thông tin theo một cấu trúc đã xác định. Điểm đặc trưng: 

  • Đưa ra các dữ liệu và số liệu mang tính khách quan.
  • Được thể hiện dưới dạng số hoặc dạng chữ.
  • Được lưu trữ trong file Excel, Google Sheet hoặc SQL.
  • Dễ dàng thu thập, truy xuất, trích xuất thông tin.

Ví dụ: dữ liệu lưu trữ về họ tên khách hàng, ngày tháng giao dịch, địa chỉ….

Dữ liệu không có cấu trúc

Dữ liệu không có cấu trúc còn được gọi là dữ liệu định tính. Đây là tập hợp các dữ liệu phức tạp, khó nhận biết, chúng chưa được sắp xếp, tổ chức theo trình tự có sẵn. Điểm đặc trưng:

  • Được thể hiện ở dạng văn bản. Ví dụ như bình luận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, thương hiệu. 
  • Thường được lưu trữ trong file Word, Elasticsearch hoặc Solr.
  • Khó thu thập, lưu trữ, sắp xếp và truy xuất thông tin.
  • Không thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để tìm ra dữ liệu không có cấu trúc.

4. Dữ liệu được lưu trữ như thế nào?

Như đã đề cập ở giải đáp dữ liệu data là gì trên đây, dữ liệu gồm rất nhiều loại khác nhau. Để lưu trữ chúng có nhiều cách như sau:

  • Cơ sở dữ liệu (Database) - Tập hợp có tổ chức các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS). Các DBMS phổ biến: MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, MongoDB.
  • Hệ thống tệp (File System) trên hệ thống tệp của máy tính. Dữ liệu dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và video thường được lưu trữ theo cách này.
  • Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) giúp lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ từ xa, quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. 
  • Hệ thống tệp phân tán (Distributed File System) lưu trữ dữ liệu trên nhiều máy tính hoặc nhiều máy chủ trong một mạng. Phổ biến là Hadoop HDFS và Ceph.
  • Lưu trữ dữ liệu cấu trúc (Structured Data Storage) trong các bảng, hàng và cột.
  • Lưu trữ dữ liệu không cấu trúc (Unstructured Data Storage) lưu trữ trong hệ thống tệp hay cơ sở dữ liệu không cấu trúc.
  • Lưu trữ dữ liệu trong các thiết bị lưu trữ như ổ cứng ngoại vi, đĩa CD/DVD.
  • Cơ sở dữ liệu không SQL (NoSQL Database) bao gồm cơ sở dữ liệu cột, tài liệu và đồ thị.
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

5. Các nghề nghiệp liên quan đến dữ liệu

Với nhu cầu nhân sự làm việc với dữ liệu tăng cao, ngày càng nhiều bạn trẻ định hướng theo các ngành nghề liên quan tới dữ liệu. Một số nghề phổ biến với mức lương hấp dẫn, cơ hội phát triển cao nhất phải kể tới như sau. 

Data Engineer

Data Engineer sử dụng các thế mạnh khoa học và kỹ thuật máy tính để thực hiện tổng hợp, phân tích và thao tác các tập dữ liệu khổng lồ. Các tác vụ phổ biến gồm:

  • Tạo và dịch thuật toán máy tính thành mã nguyên mẫu
  • Phát triển quy trình kỹ thuật để cải thiện khả năng truy cập dữ liệu
  • Thiết kế báo cáo, bảng điều khiển, công cụ cho người dùng cuối

Data Analyst

Những người làm phân tích dữ liệu có nhiệm vụ thu thập thông tin về các chủ đề khác nhau. Sau đó, phân tích kho dữ liệu để tạo ra những biểu đồ thể hiện ý nghĩa của dữ liệu. Cũng như đề xuất các phương pháp, hành động liên quan tới ý nghĩa dữ liệu. Ví dụ: Chuyên viên phân tích dữ liệu tìm ra lý do tại sao một điều gì đó xảy ra (được thể hiện trên số liệu), chẳng hạn như doanh số bán hàng giảm so với cùng kỳ năm trước đó. 

Data Scientist 

Các Data Scientist phân tích dữ liệu và tạo ra các mô hình thống kê khác nhau. Để xuất phương hướng phát triển và kế hoạch hành động phù hợp. Điểm khác biệt giữa một data analyst và data scientist đó là data analyst dành nhiều thời gian cho việc phân tích dữ liệu, báo cáo ý nghĩa dữ liệu thông thường. Còn nhà nghiên cứu dữ liệu tập trung vào việc thiết kế phương pháp để lưu trữ, thao tác, phân tích dữ liệu. Các nhà khoa học dữ liệu quan tâm hơn đến những gì sắp xảy ra, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu và các khuôn khổ dữ liệu lớn.

Security Engineer

Security Engineer thực hiện nhiệm vụ thiết lập tường lửa máy tính, phát hiện và xử lý truy cập bất thường, xác định vấn đề bảo mật hệ thống. Security Engineer còn tạo và thực hiện kế hoạch kiểm tra phần mềm, phần cứng, thiết lập các giao thức phòng thủ nhiều lớp cho mạng lưới máy tính.

Database Manager

Database Manager thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, sửa chữa các cơ sở dữ liệu tinh vi. Họ xem các yêu cầu về dữ liệu, đánh giá các nguồn dữ liệu. Từ đó, cải thiện nguồn cấp, thiết kế và cài đặt phần cứng lưu trữ.

Data Architect 

Data Architect sử dụng kiến thức về ngôn ngữ máy tính, thực hiện tổ chức và duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, kho lưu trữ. Để từ đó, phát triển chiến lược kiến trúc dữ liệu theo mô hình dữ liệu của doanh nghiệp.

Học Data Analyst đang là xu hướng nghề nghiệp ngành Tech mới

Những thông tin chi tiết trên đây đã giúp giải đáp dữ liệu là gì cũng như những thông tin cần biết về dữ liệu. Tầm quan trọng ngày càng được nâng lên của ngành dữ liệu mở ra cơ hội nhân sự ngày càng lớn. Do đó, nếu đang mong muốn phát triển theo ngành dữ liệu, đừng ngần ngại liên hệ với CoderSchool - trung tâm cung cấp các khóa học online từ những chuyên gia hàng đầu ngành tech. 

Kiểm tra độ phù hợp với ngànhKiểm tra độ phù hợp với ngành

Bạn còn thắc mắc về chương trình học?

Tham gia ngay 45 phút định hướng cùng Mentor tại CoderSchool hoàn toàn miễn phí

Get a full refund within 7 days if you’re not happy with the course. If you don’t get a job within 6 months of completion, you’ll receive a full refund.

Đăng ký